Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Bệnh teo cơ có thể do bẩm sinh hay do một số bệnh lý gây ra. Mức độ ảnh hưởng cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vậy có những cách khắc phục chứng teo cơ thế nào?

Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ
Có nhiều nguyên nhân gây ra teo cơ, cụ thể bao gồm những nguyên nhân cụ thể như sau:
Loạn dưỡng cơ: nhóm bệnh phỏ biến gây ra nên chứng teo cơ, loan dương cơ với các bệnh thường gặp như: Duchenne, Becker, loạn dưỡng cơ gốc chi, Emery-Dreifuss.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bại liệt
Đa xơ cứng
Gãy xương đùi
Teo cơ tiến triển
Teo cơ cột sống
Teo cơ do tổn thương đa ổ thần kinh
Thoát vị đĩa đệm
Biến chứng và tác hại của bệnh teo cơ
Khi bị teo cơ, bạn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Yếu cơ
- Teo các vùng cơ khác, nhất là bệnh teo cơ tiến triến, đa xơ cứng.
- Té ngã: Khi teo cơ chi dưới, sức mạnh của cơ bị giảm dẫn đến khả năng giữ thăng bằng bị kém đi.
- Gãy xương: Khi khối lượng cơ bị giảm cũng làm tăng nguy cơ xương bị gãy, nhất là đối với những nhóm cơ ở chi dưới.
Một số bệnh lý teo cơ thường gặp
Teo cơ Delta
Teo cơ Delta là căn bệnh có thể làm biến dạng tay chân chân chủ yếu phổ biến ở độ tuổi thanh niên. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như triệu chứng teo cơ delta sẽ giúp cho bạn ngăn ngừa và phát hiện căn bệnh này nhanh chóng và kịp thời.
Teo cơ tủy sống
Bệnh teo cơ tủy sống là bệnh lý teo cơ do sự tổn thương tế bào vận động số 2 tại tủy sống, có sự liên quan mật thiết đến với nơro thần kinh vận động. Do đó, bệnh sẽ gây ra sự khuyết tật vận động. Khi bị mắc chứng bệnh này thì bạn sẽ không thể hoạt động được bình thường.
Điều trị chứng bệnh teo cơ
Tùy vào nguyên nhân teo cơ mà việc chữa trị bệnh cũng khác nhau. Một số loại bệnh teo cơ có thể phụ hồi, nhưng cũng có một số bệnh sẽ để lại nhiều di chứng nguy hiểm thậm chí có thể nặng hơn.
Ngoài liệu pháp tế bào và liệu pháp ghen, bạn cũng cần có chế độ dinh dưỡng cũng như vận động hợp lý. Theo đó, chế độ thức ăn phải chứa nhiều đạm, vitamin, protein là các nhóm chú trong trong việc điều trị bệnh teo cơ. Chế độ dinh dưỡng cần chứa nhiều glutamin, creatina .
Trên đây là những kiến thức về bệnh teo cơ, nếu bạn đang có bất cứ băn khoăn nào liên quan đến bệnh tình của mình. Bạn có thể liên hệ cho chúng tôi theo đường dây nóng 1900.2838 để được các bác sỹ của Bệnh viện đa khao An Việt giải đáp cụ thể nhất cho bạn nhé!
Xem chi tiết về bệnh teo cơ delta ở trẻ em

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Những ai thường hay gặp phải triệu chứng chóng mặt có thể tham khảo các cách chữa bệnh chóng mặt dân gian và theo y khoa sau đây. Hiệu quả đã được kiểm nghiệm.

1. Các cách chữa bệnh chóng mặt theo dân gian

Các cách chữa bệnh chóng mặt theo dân gian đều là những cách đơn giản, có thể dễ dàng chấm dứt triệu chứng tại nhà mà không cần dùng thuốc.
- Uống trà gừng: gừng vốn được biết đến là có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất là trong điều trị buồn nôn, chóng mặt. Để điều trị, bạn có thể pha nửa thìa cà phê bột gừng vào tách trà nóng và thưởng thức. Sau khoảng 30 phút là bạn sẽ thấy triệu chứng chóng mặt giảm hẳn.
- Massage, bấm huyệt: đây là giải pháp vật lý trị liệu đem lại hiệu quả rất tốt trong điều trị chóng mặt. Những hoạt động này giúp bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng và chấm dứt chứng chóng mặt, cũng như ngừa bệnh quay lại.
- Uống bạch quả: đây là loại quả rất bổ cho não. Trong y học cổ truyền thì nó chủ yếu được sử dụng để điều trị chứng chóng mặt, làm tăng khả năng tuần hoàn máu não.
- Uống nhiều nước: nghe chừng có vẻ đơn giản nhưng đây thực sự là một giải pháp rất cần thiết nhất là trong các trường hợp bị chóng mặt do mất nước. Vì vậy việc uống nước đầy đủ hằng ngày sẽ giúp cơ thể cân bằng lượng nước, tránh tụt huyết áp, giảm máu và gây ra triệu chứng chóng mặt.
- Uống nước pha mật ong: khi cơ thể có dấu hiệu tụt đường huyết cũng có thể gây ra triệu chứng chóng mặt. Lúc này nếu được bổ sung một cốc nước pha mật ong thì triệu chứng sẽ nhanh chóng chấm dứt. Mật ong có thể bổ sung năng lượng nhanh chóng cho cơ thể, giúp người bệnh lấy lại thăng bằng.

2. Các cách chữa bệnh chóng mặt theo y khoa

Hiện tại, việc điều trị bệnh chóng mặt trong y khoa chủ yếu là dùng thuốc và dùng loại gì với liều dùng như thế nào theo bảng sau:
*Lưu ý: Việc dùng thuốc phải theo đơn thuốc của bác sĩ sau khi đã thăm khám lâm sàng, xác định nguyên nhân gây bệnh
Ngoài ra, những loại thuốc này chủ yếu là điều trị cho chứng chóng mặt do trung tâm. Vì thế không phải trường hợp chóng mặt nào cũng có thể áp dụng được. Một số triệu chứng chóng mặt do tâm thần hay không rõ nguyên nhân đều cần có sự chẩn đoán từ bác sĩ, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Thậm chí một số trường hợp có căn nguyên là các bệnh về tim mạch thì có thể cần phải can thiệp phẫu thuật để điều trị bệnh dứt điểm.

Sau khi áp dụng các cách chữa bệnh chóng mặt và đạt được hiệu quả chữa bệnh như mong muốn thì người bệnh vẫn cần lưu ý trong sinh hoạt, ăn uống hằng ngày để tránh bệnh tái phát trở lại. Tốt nhất là nên tuân thủ theo lời khuyên từ bác sĩ.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Đau nửa đầu gáy xuất phát do nguyên nhân nào? Đây là biểu hiện của bệnh gì, liệu có nguy hiểm không? Nghe giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa uy tín.

1. Đau nửa đầu gáy là bị làm sao?

Đau nửa đầu gáy với hai triệu chứng chính là đau nửa đầu và đau vai gáy. Nên nguyên nhân có thể xuất phát từ các yếu tố gây nên hai triệu chứng chính này. Trong đó:
- Đau nửa đầu: thường xuất phát từ sự co giãn bất thường của hệ thống mạch máu não. Những biểu hiện chính thường gặp là đau nửa đầu kéo dài từ vài giờ đồng hồ đến vài ngày, có thể kèm thêm triệu chứng buồn nôn, chóng mặt.
- Đau vai gáy: triệu chứng này có thể xuất phát từ biến chứng đau nửa đầu gây ra và ngược lại. Đây là bệnh lý thuộc cơ xương khớp với những nguyên nhân hàng đầu như bị căng cơ, dãn dây chằng, dây thần kinh hay các mạch máu. Đau vai gáy cũng có thể dẫn đến sau đó là đau nửa đầu vì khi dây chằng vùng vai gáy bị chèn ép thì các dây thần kinh và mạch máu cũng có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc truyền máu lên não bộ bị giảm sút và gây ra triệu chứng đau nửa đầu.
Thông thường triệu chứng đau nửa đầu sẽ xuất hiện sau đau vai gáy, tuy nhiên cũng không ít trường hợp người lại sẽ là hai bệnh lý độc lập, khác nhau. Đau nửa đầu gáy có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy nếu có những triệu chứng đi kèm như trên thì người bệnh không được chủ quan mà cần đi thăm khám bệnh kĩ càng.

2. Đau nửa đầu gáy phải làm sao?

Khi có những triệu chứng của đau nửa đầu gáy, người bệnh có thể áp dụng những giải pháp sau để giúp giảm đau nhanh chóng:
- Áp dụng các giải pháp trị liệu giúp giảm đau tức thời như massage, xoa bóp nhẹ nhàng đầu và vai gáy. Châm cứu và bấm huyệt cũng là giải pháp được rất nhiều người bệnh công nhận về sự hiệu quả trong việc giảm thiểu và chấm dứt cơn đau.
- Kết hợp trị liệu với chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, các món ăn chữa đau nửa đầu và bổ sung các dưỡng chất cần thiết như vitamin, protein, giúp sức đề kháng trong cơ thể tăng lên, chống chọi lại những cơn đau do đau nửa đầu gáy gây ra.
- Quan trọng nhất trong điều trị đau nửa đầu gáy chính là chẩn đoán được chính xác nguyên nhân thì mới có thể đưa ra giải pháp điều trị thích hợp và nhanh khỏi bệnh nhất.

Triệu chứng đau nửa đầu gáy có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về não, tim mạch, cơ xương khớp, bệnh hô hấp… Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu sớm của bệnh, tốt nhất bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia thăm khám và chẩn đoán điều trị bệnh.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

Thực phẩm hằng ngày cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh rối loạn tiền đình. Tham khảo thông tin bệnh rối loạn tiền đình ăn gì tốt nhất.

Bệnh rối loạn tiền đình ăn gì tốt?

Rối loạn tiền đình có biểu hiện và triệu chứng thường gặp nhất là gây đau đầu, chóng mặt. Nếu không có sự điều trị triệt để thì có thể gây ra thêm một số bệnh lý khác như tăng huyết áp, thiếu máu não, thậm chí là đột quỵ rất nguy hiểm. Việc điều trị bằng thuốc có thể giúp bệnh tình thuyên giảm, nhưng để điều trị triệt để bệnh cần kết hợp uống thuốc với lối sống sinh hoạt lành mạnh, cùng với chế độ ăn uống hợp lý. Vậy khi bị bệnh rối loạn tiền đình ăn gì tốt theo lời khuyên từ bác sĩ, bạn nên ăn những loại thực phẩm sau:
- Uống nhiều nước, cơ thể cần bổ sung ít nhất 2l nước mỗi ngày để loại bỏ độc tố trong cơ thể. Có thể thay nước thêm bằng sữa, các loại nước ép trái cây.
- Ăn nhiều rau củ quả, trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh lý.
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều axit folic như rau bina, nước ép cam, bánh mì, đậu phộng,...Axit folic là một vitamin có thể giúp giảm bớt các vấn đề cân bằng ở người lớn tuổi và chữa lành những khiếm khuyết trong hệ thống tiền đình.
>> Bác sĩ giải đáp bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

- Bổ sung các loại vitamin tốt cho việc điều trị rối loạn tiền đình như:
+ Vitamin B6: có tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra. Bạn chỉ nên dùng loại vitamin này một lần mỗi ngày
+ Vitamin C: với vitamin C thì có thể bổ sung qua các loại hoa quả như cam, quýt,...
+ Vitamin D: có tác dụng giảm tình trạng xơ cứng tai bởi rối loạn tiền dình. Có thể bổ sung vitamin D thông qua những thực phẩm như cá, nấm, sữa, đậu, pho mát, trứng,...
Bệnh rối loạn tiền đình không nên ăn gì cũng là điều mà bạn nên chú ý:
- Không nên ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo và những thực phẩm có lượng muối cao. Có thể bổ sung muối và đường qua những thực phẩm tự nhiên như hoa quả và các loại hát.
- Không dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê. Những loại chất kích thích có thể khiến tình trạng đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn
- Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như cafein, vì chúng có thể khiến tình trạng ù tai của bạn nặng thêm.
>> Tham khảo: Có thai bị rối loạn tiền đình thì phải làm sao?

Bệnh rối loạn tiền đình ăn gì tốt theo lời khuyên của bác sĩ trên đây sẽ giúp người bệnh thuyên giảm nhanh các cơn đau và hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh hiệu quả.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không lời giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa. Chi tiết về triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh lâu dài.

Tai biến mạch máu não có chữa được không?

Bệnh tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Những người vượt qua cơn bệnh cũng có thể để lại những di chứng ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không?
Bệnh tai biến mạch máu não thường bị biến thể nặng do người bệnh không phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không? Đối với căn bệnh này, cần có sự kiên trì theo dõi, tìm cách phòng tránh và điều trị bệnh phù hợp. Nếu được điều trị kịp thời thì bệnh có thể chữa khỏi được.
Bệnh ban đầu sẽ là các cơn thiếu máu lên não với những triệu chứng như tê liệt chân tay, rối loạn thị giác, khó phát âm, đau đầu chóng mặt,... Những triệu chứng này thường xuất hiện thường xuyên khi xảy ra cơn đột quỵ nguy hiểm và thường biến mất chỉ sau vài phút thế nên dễ làm cho người bệnh chủ quan, lầm tưởng mình chỉ bị các chứng đau nhẹ, mệt mỏi thông thường mà không đi khám chữa.
Người bị tai biến mạch máu não thường có các triệu chứng như sau:
- Đi đứng khó khăn, dễ bị mất thăng bằng, vấp ngã
- Suy giảm thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt, mắt đột ngột bị tối đi hoặc nhìn thấy vật bị nhân đôi.
- Khả năng nói bị hạn chế, không thể nói lặp lại một câu đơn giản.
- Tê liệt chân tay, hoa mắt chóng mặt: khi nâng cả hai tay thì một cánh tay sẽ bị yếu, nhức đầu, chóng mặt có thể kèm theo buồn nôn.
- Mất kiểm soát hình vi, đang nói thì ngừng lại rồi mới tiếp tục được, cầm vật trong tay mà rơi không biết, mất định hướng, đường đi trong vài phút đến vài giờ.

Làm sao điều trị bệnh tai biến mạch máu não?

Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Để điều trị tai biến mạch máu não cần kết hợp thực hiện các giải pháp sau:
- Điều trị bằng thuốc: sau khi thăm khám và xác định tình trạng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp để dần dần chữa trị bệnh hiệu quả. Ngoài thuốc tây y, còn có một số bài thuốc đông y trị tai biến mạch máu não.
- Nên ăn: các thực phẩm giàu tinh bột và đạm như thịt, trứng, cá, gạo,... Bữa ăn nên có rau củ quả, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất. Nếu người bệnh không thể ăn đủ, chán ăn thì nên chia làm nhiều bữa ăn để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Có thể băm nhỏ thức ăn để người bệnh dễ hấp thụ hơn.
- Không nên ăn: với bệnh nhân tai biến mạch máu não thì cần hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo và calo.
- Kết hợp thực hiện các bài tập trị liệu:
+ Bị liệt toàn thân: tập thụ động với các bài tập với ngón tay và ngón chân, khớp chân, khớp háng.
+ Bị liệt bán thân: tập các khớp vai, khớp tay, chân, cơm...
+ Bị liệt nhẹ: tập các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tai biến mạch máu não có chữa được không cần sự kiên trì, theo dõi và chăm sóc sát sao của người thân và bác sĩ thì mới có thể chữa khỏi được.

Subscribe to RSS Feed Follow me on Twitter!