Nhà phố
hiện nay thường là những căn nhà có diện tích trung bình khoảng 50-70m2
chia lô sát nhau. Với mặt tiền nhỏ và sâu vì vậy nhà thường bị tối và
không thông thoáng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp bầu
không khí trong lành cho cả nhà. Bài viết hôm nay, đội ngũ Thiết kế nhà đẹp của Công ty Thiết kế Kiến trúc Kata sẽ cùng bạn đọc khám phá về quy tắc thông gió cho nhà ống bằng một số cách thiết kế giếng trời, hệ thống cửa và nội ngoại thất.
Thiết kế thông gió nhà phố là vấn đề quan trọng cho không gian sống thoáng mát của gia đình.
Thông
thường nhà ống chỉ thông thoáng được một hay hai mặt (trước và sau
nhà). Để ngôi nhà luôn thông thoáng, mát mẻ, nguyên tắc chung là tạo
luồng không khí đối lưu trong nhà, tức tạo đường đi cho không khí dựa
vào sự thay đổi áp suất theo nhiệt độ trong không khí. Ðể đưa gió mát
vào, phải tạo đường cho khí nóng ra và ngược lại.
Bố trí cửa hợp lý là một trong những nguyên tắc để thông gió trong nhà, tránh được gió quẩn.
Cửa
trước và sau phải lệch nhau, không nằm đối diện, không nằm cùng phía để
không khí có thể lưu thông và trao đổi mới một cách tuần hoàn.
-
Tránh bố trí cửa gió vào và gió ra cùng 1 phía. Gió sẽ quẩn, không lưu
thông được. Với nhà phố chật, khi phía trước và phía sau đều sát nhà,
bạn có thể mở cửa thoát gió ở đằng sau, bằng cách chừa một khoảng diện
tích nhỏ (khoảng 60cm) làm sân sau nhà.
- Bố trí mặt bằng cần thông gió cho tất cả các không gian sinh hoạt bằng những ô trống, cửa đi và cửa sổ càng lớn càng tốt.
-
Cửa hút gió vào nhà cần được đặt ở vị trí đầu gió và tại phía chân
tường. Trong khi đó, cửa để gió thoát ra ngoài cần được đặt ở vị trí
cuối hướng gió và ở điểm cao hơn trong phòng.
-
Nên tránh thiết kế phòng chỉ mở cửa ở một phía. Đặc biệt, hình thái hẹp
và dài của nhà phố phụ thuộc vào thông gió xuyên phòng.
Giếng trời – biện pháp thông gió tối ưu cho nhà ống diện tích hẹp
Với
nhà ống ngắn thì dùng một giếng trời và giếng đó chỉ giải quyết lối
thoát khí nóng trong nhà. Còn lấy gió vào phải lấy theo phương ngang
(tốt nhất là hướng có gió). Ví dụ, tầng trệt trống, cửa không bít bùng
để đón gió và đẩy không khí hầm trong nhà ra theo giếng trời. Nếu nhà có
nhiều tầng, lấy thêm gió ngang ở tầng trên bằng phòng trống không vách
ngăn hoặc sân. Nhà ống dài, dùng hai giếng trời, một ở khoảng giữa và
một ở cuối nhà. Khi đó lối thông gió theo đường parabol, một giếng đảm
nhiệm vai trò đưa gió ra và một giếng đón gió vào theo nguyên tắc cân
bằng áp suất tự nhiên trong không khí.
Giếng
trời bố trí giữa nhà, cuối nhà kết hợp cùng với việc mở những cửa sổ,
cửa chính để đón nhận luồng gió, ánh sáng từ bên ngoài vào nhà.
Cho
gió thoát tự nhiên trên những dàn thông gió ở các cửa. Khi không khí
lùa ra sẽ có dòng đối lưu lùa trở vào. Tạo áp suất từ các phía khác để
gió lưu động chính trong giếng trời thông tầng nằm ở khu vực giữa ngôi
nhà. Giếng trời có thể thiết kế tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với môi
trường bên ngoài để lấy sáng và đối lưu không khí. Nhưng giếng chưa đủ,
phải tạo áp lực bằng việc mở những cửa thông thoáng ở mặt tiền, sau nhà
hoặc bên hông - nếu có thể. Tác động không nhỏ là thiết kế các cửa
thông gió cố định và chính nó cũng là những ô trang trí căn nhà.
Ðưa
ra một ví dụ nhà phố sâu 14 mét, dù không có sân, có thể tạo ba giếng
thông tầng. Hai vị trí chính: một ở trung tâm nhà (buồng cầu thang) và
một ở cuối nhà. Vị trí phụ là kề nhà vệ sinh. Diện tích thông thoáng này
tối thiểu chiếm 10% trên tổng diện tích đất xây dựng.
Nên
bố trí giếng trời cho những ngôi nhà có diện tích hẹp mà dài, ngôi nhà
càng dài thì càng nên bố trí nhiều vị trí giếng trời để đảm bảo đủ thông
thoáng, mát mẻ.
Lưu ý đến ngoại thất, nội thất
- Đối với tường ngoại thất nên sử dụng kết cấu nhẹ nhằm làm tăng khả năng giải nhiệt khi mặt trời tắt nắng. Trong phòng nên để cửa sổ to và thoáng để giúp gió lưu thông tốt.
Phong cách nội thất tối giản, đa chức năng là giải pháp cho câu hỏi diện tích cũng như thông thoáng không gian.
-
Bề mặt tường hướng Đông và Tây tuỳ trường hợp có thể xây thành tường
hai lớp có khoảng trống ở giữa để thông gió, hạn chế mở nhiều cửa đi và
cửa sổ để tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
-
Trên mái: sử dụng các tấm năng lượng mặt trời hoặc các vật liệu dạng
tấm phản xạ hai lớp. Mái trồng cây xanh và các vật liệu mái màu sáng để
giảm thiểu được mức độ hấp thụ sức nóng.
-
Các bề mặt với vật liệu nhám tự tạo ra bóng râm cho bề mặt, đồng thời
làm tăng diện tích bề mặt sẽ nhận được khí mát vào ban đêm lên nhiều
lần.
Đừng
tiếc rẻ những đồ dùng đã quá cũ, không còn cần thiết. Hãy dọn dẹp
thường xuyên để gió và khí có thể dễ dàng luân chuyển trong nhà.
-
Cần mạnh dạn vứt bỏ những đồ đạc không cần thiết. Hạn chế trang bị quá
nhiều đồ dùng trong các phòng chức năng, nhất là trong phòng hẹp, để có
sự thông thoáng. Có thể bố trí nhà kho để chứa đựng những đồ đạc đã qua
sử dụng, giúp không gian ngôi nhà thông thoáng, thoải mái hơn
Với
những kinh nghiệm nhỏ của chúng tôi, hy vọng các bạn sẽ có được căn hộ
đẹp và không gian sống như ý. Nếu như các bạn vẫn còn những thắc mắc,
băn khoăn về thiết kế kiến trúc nhà phố, biệt thự hiện đại, thiết kế nội
thất hoặc thi công phần thô, hãy liên hệ ngay với Công ty Thiết kế Kiến trúc Kata để chúng tôi có thể tư vấn cho các bạn.
Công ty Thiết kế Kiến trúc Kata
chúng tôi là tập hợp những kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng năng động,
nhiệt huyết, giàu sáng tạo và kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế
kiến trúc, nội thất và xây dựng biệt thự, nhà phố và các loại công
trình dân dụng khác,…
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thiết kế biệt thự đẹp và thi công xây dựng
Email: jsc.kata@gmail.comHotline: 0988 688 373 – 088 888 3363
0 nhận xét:
Đăng nhận xét